Thứ Bảy, 23 tháng 1, 2016

Khung Nhìn Java - Package Explorer Trong Lập Trình Android Phần 3

Về 2 phần trước chúng tôi đã giới thiệu với các bạn về các khung nhìn về phần 3 này chúng tôi xin giới thiệu với các bạn những khung nhìn cần thiết cho lập trình Android qua bài viết khung nhìn Java - Package Exckage trong lập trình Android phần 3 như sau : khung nhìn DDMS , File Explorer , Device , Emulator Control

Khung hình DDMS :


Chúng ta chuyển qua khung nhìn DDMS bằng cách nhấp vào nút >> bên tay phải phía trên màn hình rồi nhấp chọn DDMS hay nhấp chọn trực tiếp nút DDMS. Trên khung nhìn DDMS ta thấy rõ 3 thành phần chính là Device, Emulator Control và File Explorer.Bây giờ ta đi qua các thành phần ấy, trước tiên là File Explorer.

Tìm hiểu File Explorer :

Trong mục File Explorer, chúng ta chú ý đến các thành phần chính được bao
khung.

  •  Nút  “Pull a file from the device” giúp ta lấy một tập tin từ trong thiết bị máy ảo hay thiết bị hệ chạy Android hiện hành kết nối với Eclipse IDE.
  •  Tương tự, nút  “Push a file onto the device” giúp ta đưa một tập tin trên laptop hay PC bất kì vào thiết bị máy ảo hay thiết bị Android.
  •  Nút  “Delete the selection” giúp ta xóa các thư mục hay tập tin mà ta chọn ở cửa sổ File Explorer.
  •  Trên cửa sổ File Explorer ta có thể thao tác trên các tập tin nằm trên thiết bị bao gồm các tập tin hệ thống trong thư mục /system, các tập tin trên thẻ nhớ trong thư mục /sdcard và các tập tin dữ liệu trong thư mục /data.

Tìm hiểu Device

Trong mục này, thể hiện các chương trình hiện đã được cài trên máy ảo hiện hành. Các chương trình được cài đặt trên hệ điều hành Android dược định bằng các Package bắt đầu bằng com.*. Như trên hình trên thể hiện ứng dụng com.hellonhattrung đã được cài vào máy ảo.

Tìm hiểu Emulator Control :

Trong mục này giúp ta giả lập trạng thái điện thoại, giả lập hành động gọi hay nhắn tin của điện thoại, giả lập vị trí của điện thoại và giả lập lộ trình đường đi bằng tập tin KML. KML là tập tin qui định định tuyến đường đi từ điểm A đến điểm B của Google và tập tin này là cấu trúc chung để các hàm APIs của Google Map có thể trích xuất dữ liệu và thê hiện lên bản đồ.  Telephone status: giả lập trạng thái của điện thoại như dùng mạng 2G hay 3G, tình trạng điện thoại đang roaming, … Telephone Actions: giả lập việc gửi tin nhắn hay gọi điện thoại tới máy ảo.  Location Controls: giả lập liên quan tới vị trí và bản đồ trên Google Map. Với Manual giúp ta giả lập máy ảo nhận vị trí hiện tại thông qua phần cứng và với KML giúp ta có thể đưa vào tập tin KML để giả lập định tuyến đường đi giữa 2 điểm trong chương trình có dùng bản đồ. Bên cạnh đó Android còn hỗ trợ thêm một số công cụ để hỗ trợ tốt hơn cho các nhà lập trình và các công cụ này được cài sẵn trong điện thoại ảo Android. Bật điện thoại Android, mở ứng dụng hỗ trợ có tên là Dev Tools, chọn mục Development Settings ta sẽ thấy được các chức năng mà Android hỗ trợ nhà lập trình như hình bên dưới :

Đây là các chức năng rất hay mà Android hỗ trợ cho việc lập trình trên
Android. Nhóm chúng tôi xin điểm qua một số chức năng đáng chú ý như sau:
 Show running processes: hiện ra các tiến trình đang chạy giúp ta giám sát hiện tại trên máy có bao nhiêu tiến trình hiện đang chạy.  Show screen update: chỉ ra các vùng nào trên màn hình đang được “vẽlại”. Đây là chức năng hữu ích giúp ta có thể tối ưu lại việc vẽ các đối tượng lên màn hình.  Show CPU usage: giúp ta quan sát ngay trên màn hình trạng thái sửdụng CPU của một ứng dụng đang chạy. Chức năng này giúp ta biết được việc thiết kế chương trình có hiệu quả hay không, có tiêu tốn tài nguyên của thiết bị hay không.

Khung nhìn Debug:

Ta thấy trong khung nhìn Debug ta thấy rõ bốn thành phần cơ bản đó là
Debug, khung tab Variables – Breakpoints – Expression, khung hiện đang kiểm lỗi tới dòng nào bảo bởi màu xanh dương và các tab Logcat – Progress – Search –Error Log. Sau đây, ta tìm hiểu phần đầu tiên Debug.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét